Bắc Giang ngày mới – Mỳ Chũ

Vải thiều Lục Ngạn và các đặc sản sản Bắc Giang như: mỳ gạo Chũ, mật ong, phấn hoa…, đang được quảng bá và đưa tới tận tay người tiêu dùng Hà Nội. (BGĐT) – Năm 2019, Sở Công Thương (Bắc Giang) hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) sản xuất theo chuỗi giá trị thiết kế bao bì, nhãn mác, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Qua đây giúp các đơn vị nâng cao giá trị hàng hóa, tiêu thụ thuận lợi.

Xem nhanh

1. Bắc Giang Nâng Giá Trị Cho Sản Phẩm Nông Sản Cấp Tỉnh

(BGĐT) – Năm 2019, Sở Công Thương (Bắc Giang) hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) sản xuất theo chuỗi giá trị thiết kế bao bì, nhãn mác, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Qua đây giúp các đơn vị nâng cao giá trị hàng hóa, tiêu thụ thuận lợi. 

Mẫu mã đẹp, thuận đầu ra

Đóng gói mỳ tại HTX Sản xuất, tiêu thụ mỳ Chũ Thuận Hương, xã Nam Dương (Lục Ngạn).

Từ nguồn ngân sách tỉnh, Sở Công Thương hỗ trợ 10 DN, HTX xây dựng, phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh, giai đoạn 2019-2021 cho nhóm sản phẩm: Vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế. Trong đó, Sở tập trung hỗ trợ các đơn vị thiết kế bao bì, nhãn mác, gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

HTX Sản xuất tiêu thụ mỳ Chũ Thuận Hương, xã Nam Dương (Lục Ngạn) là một trong những đơn vị được thụ hưởng. Chị Đào Thị Hương, Giám đốc HTX cho biết: “Công ty đang sản xuất hai dòng sản phẩm là mỳ Chũ Green (mỳ cao cấp) và mỹ Chũ Thuận Hương. 

Dịp đầu năm, HTX đã đầu tư hàng trăm triệu đồng, trong đó Sở Công Thương hỗ trợ hơn 100 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng và cải tiến bao bì, nhãn mác hàng hóa”. HTX nhập túi đựng hàng từ Nhật Bản, bảo đảm để đóng gói mỳ Chũ Green, phù hợp làm quà biếu. 

Với bao bì mới, sản phẩm của đơn vị được các siêu thị, nhà hàng ký hợp đồng tiêu thụ với số lượng nhiều hơn trước. Hiện trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp khoảng 30 tấn mỳ vào hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng lớn trong cả nước.

Tương tự, mô hình liên kết chăn nuôi giết mổ, tiêu thụ gà đồi Yên Thế tại Công ty cổ phần Giang Sơn, xã Đồng Tâm (Yên Thế) được hình thành năm 2013. Tuy nhiên, do chưa làm được tem truy xuất nguồn gốc nên thị trường tiêu thụ bấp bênh nhiều năm. Năm 2019, Công ty được hỗ trợ kinh phí thiết kế, lựa chọn mẫu mã, bao bì và gắn tem truy xuất nguồn gốc cho thịt gà và các sản phẩm chế biến từ gà.

Hiện Công ty đã đầu tư, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế với 80 hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP tại xã Đồng Tâm. Tổng đàn gà của các thành viên hiện đạt gần 20 nghìn con. Mỗi ngày, HTX cung cấp hơn 1 tấn gà qua giết mổ, 5 tạ giò, xúc xích… vào hệ thống các siêu thị: Hapro, Coopmart, Metro.

Ngoài hai sản phẩm trên, vừa qua, cơ quan chức năng của tỉnh đã nghiệm thu sản phẩm của 8 đơn vị khác cũng đạt tiêu chuẩn nông sản hàng hóa cấp tỉnh, gồm các HTX: Sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ Nam Thể; mỳ Chũ Xuân Trường; Sản xuất kinh doanh tiêu thụ mỳ gạo Hiền Phước; Nông nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân; Sản xuất thương mại An Phát (Lục Ngạn); Nông nghiệp xanh Yên Thế (Yên Thế) và các công ty như: Cổ phần đầu tư Việt Lai Phát, TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo (Lục Ngạn).

Tiếp tục nhân rộng

Theo ông Lê Quang Tú, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương), việc xây dựng nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng tốt và có tem nhãn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. 

bao bì, nhãn mác, gắn tem truy xuất nguồn gốc, Sở Công Thương Bắc Giang, nông sảnCác sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh đều bảo đảm có quy mô sản xuất lớn, giá trị gia tăng cao, mang tính đặc trưng và là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp của địa phương phát triển”.Ông Lê Quang Tú, Trưởng PhòngQuản lý thương mại (Sở Công Thương).

Các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh đều bảo đảm có quy mô sản xuất lớn, giá trị gia tăng cao, mang tính đặc trưng và có ý nghĩa làm động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp của địa phương phát triển; áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đồng thời tiềm năng thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, lâu dài tại các tỉnh trong vùng và xuất khẩu. 

“Việc xây dựng và phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh, giai đoạn 2019-2021 thời gian qua đã giúp các DN, HTX được thụ hưởng nhiều ưu đãi về vốn, kỹ thuật; chất lượng, sản lượng và liên kết tiêu thụ đều tăng. Đây là mô hình tốt về sản xuất kinh doanh nông sản chủ lực của tỉnh để các đơn vị khác học tập làm theo”, ông Tú khẳng định.

Để tiếp tục hoàn thiện và phát huy hiệu quả đề án, Phòng Quản lý thương mại tham mưu Sở Công Thương lựa chọn hỗ trợ thiết kế bao bì, tem nhãn cho các DN, HTX sản xuất, kinh doanh 5 sản phẩm, gồm: Chè bản Ven, nấm Lạng Giang, rượu làng Vân, cam bưởi Lục Ngạn và na Lục Nam. 

Sở cũng trích kinh phí hỗ trợ mua máy móc thiết bị, cài đặt hệ thống quản lý chất lượng cho các đơn vị. Tích cực xây dựng mối liên kết, bảo đảm hài hòa lợi ích người dân, DN, HTX.

Bên cạnh sự hỗ trợ, một số DN, HTX cũng chủ động quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội, hội chợ xúc tiến thương mại; đầu tư vốn cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường. 

Ví như HTX Dịch vụ nông nghiệp Tiên Tiến (Lạng Giang) đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng; hay HTX rau sạch Yên Dũng (Yên Dũng) mở rộng quy mô canh tác, áp dụng quy trình kỹ thuật hiện đại góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/317808/bac-giang-nang-gia-tri-cho-san-pham-nong-san-cap-tinh.html

0944 264 585
Hotline 1
Hotline 2